Thời trung kỳ công quốc Moskva (1530-1630) Kiến_trúc_Nga

Nhà thờ chính tòa Thánh Basil (trái) và tháp đồng hồ Spasskaya ở thủ đô Moskva, Nga.

Vào thế kỷ 16, một bước phát triển then chốt là sự xuất hiện của kiểu mái hình lều trên công trình kiến trúc gạch. Kiến trúc mái hình lều có lẽ ra đời ở miền Bắc nước Nga, bởi vì

kiểu dáng này ngăn tuyết dồn ứ lại trên các công trình gỗ trong suốt mùa đông dài. Kiểu mái này rất phổ biến ở những nhà thờ bằng gỗ (kể cả những nhà thờ hiện đại). Nhà thờ gạch sử dụng mái dạng lều đầu tiên là Nhà thờ Thăng thiên (Ascension church) ở Kolomenskoe (1531), xây lên để tưởng nhớ ngày Sa hoàng Ivan Hung bạo chào đời. Cách thiết kế của nhà thờ này gây nên nhiều suy đoán, có khả năng phong cách này (chưa từng xuất hiện ở các quốc gia theo Chính thống giáo khác) tượng trưng cho hoài bão của nước Nga non trẻ và sự tự do của nghệ thuật Nga, nay đã thoát khỏi lề lối Byzantine sau khi thành Constantinople (thủ đô của Byzantine) rơi vào tay quân Thổ (Turk).

Nhà thờ dạng lều rất phổ biến dưới thời trị vì của Ivan Hung bạo. Hai công trình quan trọng, xây từ thời Ivan Hung bạo trị vì, sử dụng dạng mái lều có hình dáng và màu sắc kỳ lạ, sắp đặt theo lối thiết kế phức tạp là Nhà thờ Thánh John Tẩy giả (Church of St John the Baptist) ở Kolomenskoye (1547) và Nhà thờ chính tòa Thánh Basil (Saint Basil's Cathedral) trên Quảng trường Đỏ. Công trình kể sau đặt chín bộ mái hình lều vào một bố cục hình vòng tròn rất ấn tượng.